• https://yduocphucnguyen.com.vn/admin/
  • https://yduocphucnguyen.com.vn/admin/http://facebook.com/
   Bạn hay người thân bị nấc chữa mãi không khỏi
 
1. Nấc cục là gì?
Nấc cục là những cơn co thắt không kiểm soát và lặp đi lặp lại của cơ hoành. Cơ hoành là cơ ngay bên dưới phổi, đánh dấu ranh giới giữa ngực và bụng. Chức năng của chúng là giúp điều hòa nhịp thở. Khi cơ hoành co, phổi sẽ lấy oxy từ môi trường bên ngoài. Khi cơ hoành giãn, phổi sẽ loại thải carbon dioxide.
 
Khi cơ hoành co nhưng không tuân thủ theo nhịp điệu sẽ gây ra nấc cục. Mỗi cơn co thắt của cơ hoành làm cho thanh quản và dây thanh âm đột ngột đóng lại. Điều này dẫn đến không khí đột nhiên tràn vào phổi. Cơ thể bạn sẽ phản ứng lại bằng tiếng thở hổn hển hay tiếng thỏ thẻ, tạo ra âm thanh đặc trưng của nấc cục.
 
Sự xuất hiện của nấc cục
 
Không có cách nào có thể dự đoán trước khi nào nấc cục xảy ra. Với mỗi cơn co thắt, thường có sự thắt chặt ngực hoặc cổ họng nhẹ trước khi bạn tạo ra âm thanh nấc cục đặc trưng.
 
Hầu hết các trường hợp nấc cục bắt đầu và kết thúc đột ngột, vì không có lý do rõ ràng. Mỗi cơn thường chỉ kéo dài vài phút. Nấc cục kéo dài hơn 48 giờ được coi là nấc cục kéo dài. Nấc cục kéo dài hơn hai tháng được coi là nấc cục khó chữa, hoặc khó kiểm soát.
 
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nấc cục
Nhiều nguyên nhân gây nấc cục đã được xác định. Tuy nhiên, không có danh sách chính xác nào về các yếu tố kích thích gây ra nấc. Nấc cục thường đến và đi vì không có lý do rõ ràng.
 
Các nguyên nhân thường gặp của các nấc cục ngắn hạn bao gồm:
 
Ăn quá nhiều
Ăn thức ăn cay
Nghiện rượu
Uống đồ uống chứa carbonate, chẳng hạn như soda
Sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí
Nuốt không khí trong khi nhai kẹo cao su
Hứng thú hoặc căng thẳng cảm xúc
Nuốt quá nhiều không khí
Nguyên nhân gây ra nấc cục
 
Nấc cục kéo dài hơn 48 tiếng được phân nhóm theo các loại kích thích gây ra hiện tượng này.
 
Phần lớn nấc cục kéo dài gây ra do chấn thương hoặc kích thích thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành. Các dây thần kinh phế vị và dây thần kinh hoành điều khiển sự chuyển động của cơ hoành. Những dây thần kinh này có thể bị ảnh hưởng bởi:
 
Kích thích màng nhĩ, có thể gây ra do vật lạ
Kích thích hoặc đau nhức cổ họng
Bướu cổ (phì đại tuyến giáp)
Trào ngược dạ dày thực quản (axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản, ống vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày)
Khối u hoặc nang thực quản
Các nguyên nhân khác của nấc cục có thể liên quan đến hệ thần kinh trung ương (CNS). Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống. Nếu hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, cơ thể bạn sẽ mất khả năng kiểm soát nấc cục. Tổn thương hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến nấc cục kéo dài bao gồm:
 
Đột quỵ
Đa xơ cứng (một bệnh thoái hoá thần kinh mãn tính)
U bướu
Viêm màng não và viêm não (nhiễm trùng có thể gây phù não)
Chấn thương đầu hoặc tổn thương não
Não úng thủy (sự tích tụ của dịch trong não)
Giang mai thần kinh và các bệnh nhiễm trùng não khác
Nấc cục kéo dài hơn cũng có thể do:
 
Lạm dụng rượu
Sử dụng thuốc lá
Một phản ứng với phương pháp gây mê sau phẫu thuật
Một số loại thuốc nhất định
Bệnh đái tháo đường
Sự mất cân bằng điện giải
Suy thận
Dị dạng động tĩnh mạch (một tình trạng trong đó các động mạch và tĩnh mạch lộn xộn trong não)
Điều trị ung thư và hóa trị liệu
Bệnh Parkinson (bệnh thoái hóa não)
Đôi khi, một thủ thuật y khoa có thể vô tình gây phát triển chứng nấc cục kéo dài. Chúng có thể gây ra bởi các thủ thuật được sử dụng để điều trị hoặc chẩn đoán các tình trạng khác, bao gồm:
 
Sử dụng ống thông để tiếp cận cơ tim
Đặt stent thực quản để mở rộng lòng thực quản
Nội soi phế quản (khi dụng cụ được sử dụng để đưa vào nhìn trong phổi)
Phẫu thuật mở khí quản (phẫu thuật rạch mở khí quản ở cổ để cơ thể có thể hít thở khí bình thường nguyên nhân do tắc nghẽn đường thở)
Các yếu tố nguy cơ bị nấc cục
Nấc cục có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Chúng thậm chí có thể xảy ra trong giai đoạn bào thai vẫn còn trong tử cung của người mẹ. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển nấc cục.
 
Bạn có thể dễ bị tổn thương nếu bạn:
 
Là nam giới
Trải qua những phản ứng tinh thần hoặc cảm xúc mãnh liệt, từ sự lo lắng đến hứng thú
Được gây mê toàn thân (bạn đã được đưa vào giấc ngủ trong quá trình phẫu thuật)
Phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật bụng
3. Bị nấc cục có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị, các nấc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ăn uống của bạn,  lâu ngày sẽ dẫn đến:
 
Mất ngủ
Kiệt sức
Suy dinh dưỡng
Giảm cân
Mất nước
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn vẫn có nấc cục sau 48 giờ, hãy đến khám bác sĩ .
 
Nếu nguyên nhân gây nấc của bạn không rõ ràng, bác sĩ của bạn có thể đề nghị một số xét nghiệm để đánh giá và tìm nguyên nhân nấc cục cụ thể
 
Nếu nấc cục kéo dài và là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng, thì có thể sẽ phải dùng một số thuốc  hoặc các biện pháp đặt máy hoặc đặt dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh để điều trị.
 
5. Điều trị chứng nấc cục
Hầu hết  nấc cục không phải là trường hợp cấp cứu trong y khoa. Tuy nhiên, nếu bị nấc cục kéo dài có thể gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có nấc kéo dài hơn hai ngày. Bác sĩ của bạn có thể xác định mức độ nghiêm trọng của nấc cục và đưa ra các lời khuyên cũng như các chăm sóc y tế phù hợp.
 
Có nhiều lựa chọn trong điều trị nấc cục. nếu nấc cục chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không cần phải dùng thuốc hay can thiệp y tế. 
 
Mặc dù vẫn các phương pháp sau vẫn chưa được chứng minh là thực sự có tác dụng ngừng cơn nấc cục, nhưng bạn vẫn có thể thử sử dụng nếu có cơn nấc cục:
 
Thở vào túi giấy.
Ăn một thìa cà phê đường.
Ngưng thở trong vài giây.
Uống một ly nước lạnh.
Kéo lưỡi của bạn.
Nâng lưỡi gà bằng muỗng. Uvula của bạn là mô mảnh thịt lủng lẳng ở phía sau cổ họng của bạn, bạn có thể thấy nó rõ ràng khi há lớn miệng.
Ngồi gấp gối, ép đầu gối của bạn vào ngực và duy trì vị trí này.
Hãy thử cách biện pháp Valsalva bằng cách mím môi chặt và bịt chặt mũi và thở ra mạnh).
Thư giãn và hít thở một cách chậm chạp, kiểm soát.
6. Cách ngăn ngừa nấc cục
Không có phương pháp nào được chứng minh có thể phòng ngừa nấc cục. Tuy nhiên, nếu bạn nấc cục thường xuyên, bạn có thể cố gắng tránh phơi nhiễm với các yếu tố kích thích đã biết trước đó.
 
Những điều sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng nấc cục:
 
Đừng ăn quá nhiều.
Tránh đồ uống có ga.
Bảo vệ bạn khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Không uống rượu.
Giữ bình tĩnh, và cố gắng tránh phản ứng cảm xúc hoặc thể chất dữ dội.
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Hướng dẫn đặt lịch hẹn khám Giáo sư - Tiến sĩ Hướng dẫn đặt lịch hẹn khám Giáo sư - Tiến sĩ

HOTLINE ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM GIÁO SƯ Liên hệ : 0984772266

Cảnh giác với hội chứng cổ vai tay Cảnh giác với hội chứng cổ vai tay

Hội chứng cổ vai cánh tay thường gặp ở lứa tuổi trung niên, có thể cả lứa tuổi thanh niên,nhất là với những người làm việc công sở,...

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Trong các bệnh lý về cột sống thì thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến và thường gặp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của...

Thoái hóa khớp nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả Thoái hóa khớp nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Đây là một căn bệnh mãn tính, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Tác nhân cơ bản dẫn tới...