Điều Trị Và Phòng Bệnh Tiểu Tiện Không Tự Chủ
Điều trị tiểu tiện không tự chủ phụ thuộc vào loại tiểu tiện không tự chủ, mức độ nghiêm trọng của nó và nguyên nhân gây nên tình trạng này. Điều trị tiểu tiện không tự chủ cần có sự kết hợp điều chỉnh lối sống, vật lý trị liệu, thuốc men hoặc các biện pháp can thiệp khác tùy thuộc theo mỗi thể tiểu tiện không tự chủ.
Điều trị tiểu tiện không tự chủ
Điều Trị Tiểu Tiện Không Tự Chủ Và Những Cách Phòng Bệnh
- Điều trị bằng thay đổi cách sống và hình thành thói quen
- Rèn luyện bàng quang: đây là biện pháp tập cho bàng quang để chậm đi tiểu khi nhận được những yêu cầu đi. Có thể bắt đầu bằng cố gắng giữ trong khoảng 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục đích là để kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu, giúp các cơ bàng quang được tốt hơn để có khả năng giữ nước tiểu bên trong bàng quang không bị tràn ra ngoài một cách không kiểm soát. Rèn luyện bàng quang cũng có thể bằng cách “đi tiểu đôi” tức là sau khi đi tiểu xong, chờ vài phút rồi cố gắng đi thêm lần nữa. Điều này có thể giúp bàng quang trống hoàn toàn tránh tiểu không tự chủ tràn. Ngoài ra rèn luyện bàng quang có thể bao gồm học tự chủ để đi tiểu, tức là khi có cảm giác buồn đi tiểu, thư giãn, thở chậm và sâu hoặc để đánh lạc mình trong công việc.
- Đi vệ sinh đúng giờ: tức là tính thời gian đi tiểu, vào nhà vệ sinh theo đồng hồ hơn là chờ đợi sự cần thiết phải đi. Thông thường, thời gian giữa 2 lần đi tiểu nên trong khoảng 2-4h.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: ở một số trường hợp việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt có thể giúp hạn chế tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Có thể cần phải giảm hoặc cai tuyệt đối với rượu, bia, chất kích thích, cafe và hạn chế một số thực phẩm có tính axit. Giảm tiêu thụ chất lỏng, giảm cân, tăng hoạt động thể chất có thể là biện pháp hữu hiệu trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu
Một số bài tập cơ vòng niệu và cơ sàn chậu có thể giúp tự chủ tiểu tiện. Bài tập cơ sàn chậu có thể thực hiện bằng tưởng tượng đang có cảm giác buồn đi tiểu và cố gắng ngăn chặn dòng nước tiểu đổ ra. Cố gắng co các cơ sử dụng để ngăn chặn và giữ lại khoảng 10 giây, sau đó lặp lại, mỗi lần cách nhau khoảng 10 giây. Với bài tập này có thể sẽ khó để biết liệu các cơ có co đúng và theo phương thức. Nếu có cảm giác kéo lên khi bóp tức là đang sử dụng đúng cơ. Còn nếu không chắc chắn liệu có đang tập đúng cơ hay không nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Điều trị tiểu tiện không tự chủ bằng thuốc
Thông thường thuốc được sử dụng kèm với các biện pháp trên nếu chúng mang lại hiệu quả không cao. Một số thuốc để điều trị tiểu tiện không tự chủ bao gồm:
- Thuốc ức chế hệ Cholinergic: các thuốc này có tác dụng thư giãn bàng quang hoạt động quá mức, vì vậy có thể hữu ích cho tiểu tiện không tự chủ cấp bách. Một số thuốc trong nhóm này gồm: Oxybutinin, Toterodine, Trospium,…
- Estrogen: dùng liều thấp hoặc để estrogen dạng kem hoặc miếng âm đạo có thể làm trẻ hóa mô trong niệu đạo và các khu vực âm đạo. Điều này có thể giúp giảm một số triệu chứng của tiểu tiện không tự chủ.
- Imipramine (Tofranil): đây là thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể được dùng để điều trị tiểu tiện không tự chủ hỗn hợp, tiểu tiện không tự chủ cấp bách và tiểu tiện không tự chủ căng thẳng.
- Các biện pháp phòng tiểu tiện không tự chủ
Tiểu tiện không tự chủ không phải luôn phòng ngừa được, tuy nhiên có thể làm giảm thiểu nguy cơ tiểu tiện không tự chủ bằng một số biện pháp:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải: nếu đang thừa cân, việc điều chỉnh cân nặng ở mức vừa phải có thể giúp cải thiện được tình hình.
- Bỏ thuốc lá: cần có biện pháp bỏ thuốc với những người nghiện thuốc là bởi thuốc lá ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có các cơ bàng quang.
- Thực hành bài tập cơ vùng chậu như đã đề cập ở trên.
- Tránh các chất kích thích bàng quang: tránh hoặc hạn chế một số loại đồ ăn, thức uống có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế tiểu tiện không tự chủ. Các đồ ăn này có thể bao gồm: rượu bia, chất kích thích, cafe, các thức ăn có tính axit.
- Ăn nhiều chất xơ: trong khẩu phần ăn hàng ngày cần tăng các loại thức ăn thuộc nhóm rau xanh hoa quả bởi chúng sẽ hạn chế được tình trạng táo bón là một yếu tố nguy cơ cho tiểu tiện không tự chủ.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: việc vận động cơ sẽ giúp giảm tiến triển của tiểu tiện không tự chủ.
Công ty cổ phần Đông Nam Dược Phúc Nguyên, phòng chẩn trị YHCT Phúc Nguyên Đường Là đơn vị chuyên nghiên cứu, ứng dụng và điều trị bệnh đái dầm người lớn và trẻ em bằng thuốc nam y học cổ truyền với kinh nghiệm nhiều năm kết hợp bài thuốc cổ phương với các bài thuốc gia truyền hiệu quả. Chúng tôi chuyên điều trị các bệnh đái dầm, tiểu đêm tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu không tự chủ... với thành phần là các thảo mộc tự nhiên như tang kí sinh, tang phiêu tiêu, sơn thù, cỏ ngọt, kim anh tử, hạt sen, đỗ trọng...có tác dụng bổ thận cố tinh, an thần định trí, sáp trường sáp niệu, thông lâm. làm mất các triệu chứng đái dầm ở người lớn và trẻ em , tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu, tiểu không tự chủ...
Lưu ý: Tùy theo thể trạng và cơ địa mỗi người mà có đáp ứng khác nhau, thời gian điều trị và pháp đồ điều trị khác nhau. Liều dùng thử 2 ngày có bé vẫn khỏi luôn hoặc ổn định được một vài tháng. Người lớn 1 tuần thường là khỏi. Nhưng để tốt hơn bệnh nhân Nữ nên uống 3 tuần. Nam nên uống 5 tuần. Hãn hữu có bé nam phải sang tuần thứ 6 thì được miễn phí. Cam kết hoàn tiền 100% nếu không hiệu quả. Trân trọng!!!
Phòng khám YHCT Phúc Nguyên, địa chỉ: 1205 Giải PHÓNG, THỊNH LIỆT, HOÀNG MAI, Hà Nội- Công Ty CP Đông Nam Dược Phúc Nguyên
Hotline: 0901779115 - 0901739115
Website: yduocphucnguyen.com.vn
Email: yduocphucnguyen@gmail.com
Đái dầm là một tình trạng không tự chủ về tiểu tiện khi ngủ chủ yếu vào ban đêm và cũng có thể xảy ra vào ban ngày, ngủ trưa....
Điều Trị Tiểu Tiện Không Tự Chủ Bằng Đông Nam Dân Tộc Y
Ở Việt Nam, có đến 63,8% nam giới trên 50 tuổi mắc u xơ tiền liệt tuyến và trên 90% nam giới trên 80 tuổi mắc căn bệnh...
Đái dầm là một tình trạng không tự chủ về tiểu tiện khi ngủ chủ yếu sảy ra vào ban đêm và cũng có thể sảy ra vào ban ngày. Thông...
Đái dầm là một tình trạng không tự chủ về tiểu tiện khi ngủ chủ yếu sảy ra vào ban đêm và cũng có thể sảy ra vào ban...