• https://yduocphucnguyen.com.vn/admin/
  • https://yduocphucnguyen.com.vn/admin/http://facebook.com/
Đau lưng, đau vai, đau đầu, tê bì tay chân, mất khả năng lao động. Quý vị cùng tìm hiểu về thoái hóa cột sống, đốt sống.
 
Giải phẫu cột sống:
       Cột sống của cơ thể có cấu tạo gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Đây được coi là bộ phận quan trọng đặc biệt của hệ thống xương khớp vì nó là một khung bảo vệ phần nối dài của hệ thần kinh trung ương, nó tham gia vào chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, duy trì được mọi quá trình cảm giác, vận động của con người.

Thoái hóa cột sống là gì?
        Thóa cột sống là quá trình bệnh lý ở các đốt sống, bắt đầu bằng sự xuất hiện những tổn thương  khớp ở các diện thân đốt, đĩa đệm, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống.
        Số người dưới 45 tuổi bị thoái hóa cột sống ngày càng tăng và không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây
        Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện chính đau mỏi âm ỉ, kéo dài, đơ cứng cổ, tê hoặc dị cảm tay, chân. Các triệu chứng thường sẽ thuyên  sẽ giảm khi nghỉ ngơi, Tuy không quá nguy hiểm nhưng cơn đau do bệnh gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống?     
    Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa mà bệnh có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
1. Triệu chứng rõ nhất  là những cơn đau vùng cột sống xuất hiện thường xuyên, âm ỉ ngày này qua ngày khác.
2. Đôi khi có những cơn đau cấp tính do tổn thương hình thành gai xương chèn vào các nhánh rễ thần kinh khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau lan sang những vùng khác như vai, cánh tay hoặc từ lưng lan xuống mông mặt sau đùi, chạy dọc theo thần kinh toạ,  đau không thể ngồi xổm hoặc kiễng gót chân được.
3. Các cử động ở cổ, thắt lưng bị hạn chế.
4. Với chứng thoái hóa đốt sống cổ người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
5. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để diễn biến lâu không điều trị, bệnh nhân vẫn lao động nặng, làm việc sai tư thế sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lưng, làm bệnh nhân càng thêm đau đớn, phác đồ điều trị trở nên phức tạp và nếu nặng sẽ cần tới sự can thiệp của ngoại khoa, chi phí điều trị sẽ rất tốn kém.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng?
       Hiện nhiều người vẫn nghĩ thoái hóa cột sống là căn bệnh do tuổi tác gây ra nên không thể tránh khỏi, hoặc cho rằng những dấu hiệu đau nhức vùng cổ gáy, thắt lưng là ảnh hưởng của thời tiết nên thường có tâm lý chịu đựng, “sống chung” với cơn đau thay vì tìm đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ. Chúng tôi chia thành nguyên nhân 2 nhóm chính:

1. Nguyên nhân không thể thay đổi
      Tuổi tác: Theo năm tháng, hệ xương chịu ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tư thế vận động, lao động, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể làm cột sống này bị bào mòn, lão hoá. Thường thì sau khoảng 40 tuổi là cột sống đã có những dấu hiệu lão hóa.

2.Nguyên nhân có thể thay đổi được
         Thiếu hụt dưỡng chất: Bên cạnh sự thiếu hụt canxi trong xương thì việc thiếu những dưỡng chất cần thiết để tổng hợp sụn khớp và bôi trơn khớp cũng là nguyên nhân gây hiện tượng thoái hóa.
         Do chế độ làm việc quá sức, thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế. 
         Lao động nặng sớm từ  thời niên thiếu, lúc này khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
        Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê, nệm giường không phù hợp (gối quá cao hoặc nệm quá mềm).
        Béo phì khiến cột sống luôn phải gắng đỡ quá tải, trọng lượng cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống.
 
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
        Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, cụ thể như sau:

1.Chèn ép dây thần kinh
        Khi đốt sống bị thoái hóa có thể gây thoát vị đĩa đệm, đốt sống mọc gai xương gây chèn ép rễ thần kinh, các dây thần kinh xung quanh, đau nhức vùng vai gáy, bả vai và cả cánh tay, vùng mông, đùi, cẳng chân khiến việc cầm nắm, đi đứng và sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.

2.Gây hẹp ống sống
        Khi bị thoái hóa, cột sống cổ có thể biến dạng, chèn ép vào tủy sống khiến không gian ống tủy hẹp lại, trường hợp nặng có thể gây khó thở, rối loạn đại tiểu tiện, táo bón, bại liệt chi…
 
Các phương pháp trị liệu thoái hóa cột sống?
1. Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm
     Những loại thuốc thường dùng để trị liệu thoái hoá cột sống gồm: thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm,…. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau cột sống người bệnh thường tự ý mua thuốc sử dụng mà không phải là đơn của bác sỹ kê mang lại những tác dụng phụ gây hại sức khỏe: đau dạ dày, hại gan – thận,…
2. Vật lý trị liệu
     Vật lý trị liệu bằng tác nhân cơ động học, kéo dãn cột sống,  nắn chỉnh, xoa bóp, chườm nhiệt giãn cơ,….
     Phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân mới chớm bệnh thoái hóa cột sống. Bởi đây là phương pháp cần áp dụng theo liệu trình lâu dài mới có thể thuyên giảm bệnh. Điều này gây tốn thời gian cũng như chi phí của bệnh nhân.

3. Phẫu thuật 
       Bệnh nhân có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống tiến triển nặng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc điều trị nội khoa và phục hồi chức năng 3 tháng mà không giảm, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
       Khi bệnh tiến diễn sang bệnh thoát vị đĩa đệm thì ngoại khoa là phương án được khá đông bệnh nhân lựa chọn với mong muốn có thể khỏi bệnh hoàn toàn . Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật không biết cách bảo vệ cột sống , tình trạng thoát vị lại tái phát và gây ra rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ. Mặt khác, khi tiến hành phẫu thuật người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và rủi ro, như: rò, nhiễm trùng vết mổ, cứng cột sống do kiêng khem,quá ít vận động vùng cột sống sau mổ….-
       Việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật đều để lại những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Tác dụng phụ của thuốc tây. Phẫu thuật thì nguy hiểm hơn, bởi bệnh nhân vẫn có thể đau trở lại và nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm sưng sau khi mổ.
 
       Phương pháp trị liệu thoái hóa cột sống theo Tây y thường không triệt để, bệnh dễ tái phát, đồng thời tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ( ảnh hưởng lớn tới dạ dày, gan, thận…)  và rủi ro. Phương pháp Tây y chỉ có thể chữa vào triệu chứng chứ không giải quyết tận gốc rễ của bệnh, do đó rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn hỗ trợ điều trị bệnh theo các chế phẩm từ cây thuốc dân tộc với độ lành tính gần như tuyệt đối. 
       Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, lá lốt, ngải cứu, xương sông, ... kết hợp với các bài  thể dục, yoga chữa thoái hóa cột sống được truyền miệng trong dân gian là biện pháp hỗ trợ điều trị rất tốt. Tuy nhiên, vì tự chữa tại nhà nên người bệnh khó lòng nắm được chính xác tình trạng bệnh của mình.
        Y Dược Phúc Nguyên: Phòng khám YHCT Phúc Nguyên - Công Ty CP Đông Nam Dược Phúc Nguyên   chuyên điều trị các bệnh về cơ xương khớp đặc biệt với bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. với phương thuốc gia truyền lâu đời điều trị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm hoàn toàn bằng thảo dược.
       Cơ Xương Khớp  là  bài thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ lá rừng tự nhiên với công dụng chủ đạo bổ can thận mạnh cân cốt, hành khí hoạt huyết , tán hàn trừ thấp, thông kinh lạc. Làm giảm đau nhanh các trường hợp đau mỏi cổ gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Tăng tái tạo mô sụn khớp, tăng tiết dịch nhờn các khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa và làm ổn định các tổ chức đĩa đệm cột sống. 
       
        Bài Thuốc được Lương Y Đa Khoa Nguyễn Thị Phương Bác sỹ yhct. Học trò của Cụ Nguyễn Đình Hữu phát triển từ bài thuốc nam gia truyền của dòng họ Nguyễn Đình đã cứu giúp cho hàng ngàn vạn bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm không còn đau đớn, ăn ngon ngủ ngon trẻ hóa xương khớp 5 - 10 tuổi.
        Tuy không thể chữa khỏi bệnh thoái hóa vì từng giây từng phút cơ thể người già đều lão hóa. Nhưng sản phẩm cam kết chỉ cần dùng sau 1 tháng là hết đau, giúp bệnh nhân trở về với cuộc sống sinh hoạt  năng động nhất
        Bài thuốc chủ lực về bổ Thận, Can Tỳ. đào thảo các gốc tự do và muối urat, tiêu viêm, tiêu sưng bổ gan thận cường gân cốt. Chống lão hóa, trẻ hóa xương khớp.

        Bệnh nhân nên được thăm khám, phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời.
        Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
 
Lưu ý: Tùy theo thể trạng và cơ địa mỗi người mà có đáp ứng khác nhau, thời gian điều trị và pháp đồ điều trị khác nhau
Phòng khám YHCT Phúc Nguyên
Địa chỉ: 1205 Giải PHÓNG, THỊNH LIỆT, HOÀNG MAI, Hà Nội- Công Ty CP Đông Nam Dược Phúc Nguyên
 
 
 
 
 

Thoát vị đĩa đệm triệu chứng và biến chứng Thoát vị đĩa đệm triệu chứng và biến chứng

Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân do những biến chứng nguy hiểm  của nó gây ra...

Hậu quả của thoái hóa và thoát vị đĩa đêm cột sống cổ Hậu quả của thoái hóa và thoát vị đĩa đêm cột sống cổ

Thoái hóa, vôi, gai và thoát vị đĩa đệm cột sống để lại nhiều hậu quả vô cùng nguy hại đến sức khỏe của người bệnh.  Tây y không...

Tê bì trong các bệnh lý cơ xương khớp? Tê bì trong các bệnh lý cơ xương khớp?

      Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây...

Nguyên nhân thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Trong các bệnh về cột sống thì  thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá phổ biến và thường gặp chúng ta cùng tìm hiểu...

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm Phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có những thói quen sinh hoạt là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý về cột sống đặc biệt là...

Thoái hóa khớp nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả Thoái hóa khớp nguyên nhân, triệu chứng chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Đây là một căn bệnh mãn tính, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Tác nhân cơ bản dẫn tới...